Trồng Trọt
Sản xuất nấm rơm vụ Hè Thu





Trên nền tảng ngành nông nghiệp trồng lúa tại vùng ĐBSCL phát triển, mỗi năm có một sản lượng lớn rơm rạ được bà con nông dân tận dụng để tạo thêm một nguồn thu nhập cho gia đình. Phát triển nghề trồng nấm rơm mang lại nhiều ý nghĩa, tận dụng hiệu quả nguồn phế thải từ nông nghiệp, dọn sạch đồng ruộng và góp phần giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động lớn ở nông thôn.

Yếu tố quyết định thành bại trong sản xuất nấm rơm gồm:

1.  Nguyên liệu

Nguyên liệu: rơm rạ sau khi thu hoạch lúa. Việc chọn và xử lý nguyên liệu trước khi trồng nấm sẽ quyết định quan trọng đến năng suất và phẩm chất nấm rơm.

Kích thước mô ủ: ngang 2m, cao 1,5m, chiều dài tùy thuộc vào lượng rơm ủ. Ta tiến hành chất thành từng lớp cao 20-30cm tưới nước, sau đó chất tiếp tục đến khi có chiều cao 1,5m là được. Sau 7 ngày, tiến hành đảo rơm ủ cho rơm chín đều, có thể rải vôi bột trong lúc ủ rơm xử lý đất và cho rơm mau chín.

Chú ý: Khi chất rơm ủ, nên dậm xung quanh đống rơm, còn ở giữa đống rơm nên dậm sơ và tưới nước mà thôi chủ yếu làm tăng nhiệt độ giữa đống rơm.

2. Nhiệt độ, ẩm độ

Giai đoạn

Yếu tố môi trường và ngoại cảnh

Đặc điểm chú ý

Giai đoạn

phát triển

sợi nấm

Nhiệt độ trung bình (0C)

25-27

Sinh trưởng chậm khi t0 < 250C

Nhiệt độ tốt nhất (0C)

32-35

Ngưng phát triển khi t0 >35 0C

Độ  ẩm thích hợp (%)

80- 85

Tránh nước mưa trực tiếp

Ánh sáng

gián tiếp

Sinh trưởng chậm trong bóng tối.

Giai đoạn

phát triển

nấm

Nhiệt độ trung bình (0C)

25- 35

Không hình thành quả thể khi t0 < 25 0C

Nhiệt độ tốt nhất (0C)

27-30

 

Độ  ẩm thích hợp (%)

80- 85

Tránh nước mưa trực tiếp

Ánh sáng

gián tiếp

Hình thành quả thể chậm trong bóng tối

Mỗi hộ dân cần trang bị nhiệt ẩm kế để kiểm tra nhiệt độ mô nấm, tùy thời điểm sinh trưởng mà theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ cho thích hợp:

-   Từ ngày 1-3: sau khi cấy giống không cần tưới, nếu trời lạnh dưới 25oC phải phủ 1 lớp nilon trên mô nấm để giữ ẩm, giữ nhiệt.

-   Từ ngày thứ 4-8: kiểm tra nhiệt độ mô nấm, cắm nhiệt kế trong mô nấm, nếu thấy có nhiệt độ 35-38oC là tốt.

-   Từ ngày thứ 8-9: khi thấy màng sợi từ màu trắng đục chuyển sang màu trắng trong phải tưới đón nấm. Tưới nhẹ trực tiếp vào các mặt mô nấm cho ẩm đều, đẫm hơn bình thường.

- Từ ngày thứ 9-13: trên mô nấm xuất hiện đinh ghim như hạt gạo, tưới giữ ẩm bình thường, tưới cao vòi tránh bị đứt sợi nấm.

3. pH: 6-7. Cần lợi dụng điều này để xử lý rơm bằng vôi nhằm hạn chế một số nấm có hại phát triển. Không sử dụng nước phèn, mặn để ủ và chăm sóc mô nấm.

4. Nguồn nước: nước trồng nấm có thể dùng nước sông, suối, nước mưa, nước giếng, nước không bị nhiễm phèn, mặn, pH của nước tốt nhất là trung tính (pH = 7).

5. Giống nấm: chọn bịch meo giống tơ nấm lan đều, mảnh, trong suốt, thuần nhất và không nhiễm tạp. Meo giống đúng tuổi. Cần lựa chọn những nơi cung cấp meo giống uy tính để mua. Không sử dụng bịch meo giống có đốm màu đen, vàng cam vì đã bị nhiễm nấm dại; không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hơi chua.

6. Phòng trừ sâu bệnh: biện pháp phòng trừ tổng hợp:

-   Xử lý nền đất kỹ: phơi nắng, tưới nước, xới, rắc vôi. Định kỳ thay đổi nền đất để cắt nguồn bệnh.

-   Xử lý nguyên liệu: tránh sử dụng nguyên liệu mốc hoặc rơm thu từ ruộng bị cháy rầy, nhiễm bệnh nặng…

-   Một số bệnh thường gặp trong quá trình trồng nấm rơm và cách phòng tránh:

+ Nấm dại: nấm mực, các loại nấm mốc (mốc xanh, mốc vàng, mốc đen…). Nguyên nhân bệnh xuất hiện có thể do nguyên liệu bị nhiễm bệnh từ trước, khu vực nuôi trồng nấm ẩm thấp, trồng nấm nhiều đợt liên tục nhưng không vệ sinh định kỳ.

-   Sử dụng HVP (dùng cho nấm), liều dùng: 3 lít/1.000 mét mô tưới vào 3 giai đoạn: tưới trước khi rải meo; 5 ngày sau khi rải meo; chuẩn bị có nấm: 9-10 ngày.

- Có thể sử dụng thuốc trừ mạt, nên sử dụng thuốc mau phân hủy để tránh độc hại, nên dùng thuốc Sumithion để phun trước khi rải meo.



Bùi Thị Huyền Trang

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp TP. Cần Thơ



CÁC TIN KHÁC: